Nếu bạn là một SEOer chắc hẳn bạn sẽ có sự quan tâm cần thiết đến thuật toán Google. Điều này gây nên nhiều khó khăn và đòi hỏi những người làm SEO website luôn phải cập nhật để vượt xa đối thủ. Và Google đã ngày càng tập trung đánh mạnh vào SEO Onpage và content hơn trước.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu về thuật ngữ SEO Onpage. Công việc tối ưu Onpage như thế nào ? Trong bài viết này, chúng tôi rất hân hạnh giải đáp những thắc mắc của bạn về công việc Seo onpage và hướng dẫn tối ưu SEO Onpage 2023 này.
Nội dung bài viết
SEO Onpage là gì ?
SEO Onpage là những công việc cần làm để tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website. Mục đích chính là nâng cao thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm, giúp website tăng traffic và nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng.
Trái với SEO Offpage, SEO Onpage là cách dễ nhất đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.
Tuy nhiên, chiến thuật SEO hoàn hảo nhất vẫn là kết hợp thành thạo cả hai phương pháp SEO onpage và offpage.
Tại sao cần tối ưu SEO Onpage cho bài viết ?
Để lên top từ khóa trên bảng kết quả tìm kiếm thì viết content vẫn chưa phải là đủ, bạn phải đảm bảo bài viết được tối ưu SEO Onpage, đồng thời kết hợp với một số kỹ thuật Offpage.
Ngoài ra, việc viết bài chuẩn SEO Onpage ngay từ đầu sẽ giúp bạn kiểm soát được nội dung, chất lượng từ đó dễ dàng Onpage về sau.
Mặt cơ bản, bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng những tiêu chí SEO về Title, Meta Description, H1, H2, URL,…
Thời điểm nào tốt để xây dựng SEO Onpage ?
Xây dựng SEO Onpage rất quan trọng nên bạn phải có sự ưu tiên khi thực hiện công việc này. Đặc biệt khi việc thực hiện nó là hoàn toàn miễn phí. Chi tiết :
Hãy thiết lập các yếu tố SEO Onpage ngay từ thờ điểm vừa mới xây dựng trang web. Các yếu tố thiết lập đó có thể là : Cấu trúc website, Https, sitemap,…
Công việc yêu cầu bạn cần thực hiện thường xuyên là : Viết content SEO, audit content, tối ưu tốc độ tải trang…
Bạn vẫn phải thực hiện các công việc SEO Onpage dù mình đang đứng trong top đầu trên Google để duy trì thứ hạng lâu dài.
Đối tượng nên sử dụng SEO Onpage
SEO Onpage không chỉ dành cho dân SEO mà nó dành cho tất cả những ai có mong muốn cải thiện website. Bạn có thể là bất kỳ một ai : Blogger, affiliate, startup của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó,… Bạn đều cần phải làm SEO Onpage.
Công việc SEO Onpage
Tối ưu Url trong Seo Onpage
Việc tối ưu các url trong Seo Onpage sẽ rút ngắn khả năng website được tăng thứ hạng một cách nhanh chóng. Hay để từ khóa bạn muốn tối ưu vào url của bạn. Để url chuẩn SEO Onpage cần 2 yếu tố:
- Url liên quan đến bài viết và có chứa từ khóa chính.
- Ngắn gọn và đủ nghĩa ( url thông thường trung bình sẽ có 55 – 60 word).
Tối ưu thẻ title
Sau khi trả về kết quả tìm kiếm, điều đầu tiên hấp dẫn người dùng click vào là Title. Ngoài ra, việc tối ưu title cũng giúp cho công cụ crawl dữ liệu nhanh chóng, chính xác hơn. Trước kia, thủ thuật từ khó vào title được nhiều người sử dụng để có thể thêm cơ hội tăng thứ hạng. Tuy nhiên, sau những lần cập nhật gần đây, thủ thuật này đã không còn hiệu quả.
Những lưu ý trong tối ưu title :
- Mỗi title cần ngăn cách bằng dấu – hoặc |
- Title nên chứa những từ khóa có lượng search cao thứ hai ( lượng tìm kiếm cao nhất nên để ở url).
- Không để title và url giống nhau hoàn toàn.
- Từ khóa SEO có vị trí đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỉ lệ CTR và thứ hạng.
- Title nên chứa từ khóa vừa đủ, quan trọng là có tính mạch lạc, tự nhiên, không gượng ép, nhồi nhét quá nhiều từ khóa.
Và, nếu bạn muốn tối ưu trang chỉ thì hay thêm tên thương hiệu vào title, title cần thể hiện hay ít nhất có liên quan đến nội dung của tên miền. Điều này sẽ nâng cao được chất lượng SEO onpage website của bạn.
Tối ưu thẻ Heading
Đối với thẻ Heading – Là một trong thẻ tối ưu SEO Onpage quan trọng, bạn cần làm những công việc sau :
- H1 cần chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm nên ở mức 3 (sau url và title).
- H1 cần bao hàm nội dung bài viết (đôi khi h1 trùng với Title).
- Một bài viết chỉ có 1 thẻ H1.
- H1 nên là từ khóa LSI khác với Url. ( LSI là dạng từ khóa có liên quan đến ngữ nghĩa cửa từ khóa chính trong chủ đề).
Ví dụ : Nếu từ khóa là “thiết kế app” thì từ khóa LSI có thể là “app design” “code app” chẳng hạn.
Thẻ H2 và H3 thì bạn nên lưu ý thêm các thông tin sau “
- Ngắn gọn, là mô tả, tóm tắt nội dung của đoạn dưới.
- Triển khai nhiều phụ đề làm rõ nghĩa.
- Tránh việc nhồi nhét từ khóa, chú trọng nội dung.
Tối ưu thẻ Alt
Alt – Là thẻ hình ảnh, cũng là thẻ mà SEOer không nên bỏ qua. Trong mỗi bài viết SEO, các bot Google nhận biết rất nhanh về nội dung. Tuy nhiên, nội dung ảnh thì chưa thể nhận biết được. Bởi vậy, để tối ưu được các thẻ Alt, bạn cần làm các công tác sau :
- Đặt tên mô tả ảnh cần không dấu và có dấu – giữa các từ.
- Tối ưu mô tả cho hình ảnh.
Hơn thế, nếu muốn tối ưu chuyên sâu hơn, bạn có thể SEO cả hình ảnh lên top tìm kiếm.
Tối ưu thẻ Bold
Các thẻ Bole giúp nhấn mạnh nội dung của bài viết. Việc tối ưu các thẻ này sẽ khiến Bot Google nhận diện dễ hơn về chủ đề của bài viết mà không mất nhiều thời gian ra soát và phân loại.
Tối ưu Internal Link
Yếu tố quan trọng đóng vai trò trong việc xây dựng và điều hướng cấu trúc liên kết web. Việc tối ưu các Internal link giúp cho bài viết điều hướng đều có sự liên kết về mặt nội dung hoặc chủ đề. Từ đó người đọc có thông tin đầy đủ nhanh chóng. Mặt khác, đây là một trong những yếu tố để Google đánh giá cao web của bạn.
Tối ưu nội dung
- Tối ưu TOC : Mỗi một cuốn sách đều có mục lục. Tối ưu TOC xem như một mục lục của website. Mục lục có khoa học, dễ tìm kiếm thì mới thuận lợi trong quá trình tìm kiếm.
- Tối ưu độ dài bài viết : Một bài viết chuẩn SEO trên web chính lên có độ dài từ 800 – 1500 từ. Bên cạnh đó, cũng có những bài viết liên quan đến tin tức hay phân tích chuyên sâu có độ dài 500 từ hoặc 2000 – 3000 từ nhưng có lỗi dùng hấp dẫn người đọc.
- Tối ưu nội dung : Để tối ưu nội dung, trước hết bạn cần đảm bảo cho ý nghĩa và thông điệp trong bài viết. Mặc dù từ khóa là quan trọng, như đó là kỹ thuật, bài viết vẫn nên có mục đích chính là hướng tới người dùng. Bởi vậy, chúng cần hữu ích và có hệ thống. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng nội dung cuốn hút, cách thức truyền tải mới lạ, độc đáo để web được ghé thăm thường xuyên.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về SEO Onpage và hướng dẫn công việc tối ưu Seo Onpage. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong công việc. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy thích nó nhé !
Bạn có thể tìm hiểu thêm qua : Những tiêu chuẩn tối ưu Onpage “siêu tốc” 2023.
Bài viết liên quan
Thị hiếu khách hàng – Chìa khoá thành công cho doanh nghiệp
Để doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững thì một trong những yếu...
Th9
Tối ưu hoá tốc độ Website để làm gì ?
Có thể bạn không biết. Tốc độ tải trang web là một trong những yếu...
Th9
Cách lên outline chuẩn SEO cho nội dung Website
Để sản xuất một bài content Website chuẩn SEO thì việc xây dựng bố cục,...
Th9
Content Angel là gì ? Cách tạo ra content Angel hấp dẫn
Khái niệm Content Angel vẫn là một loại khái niệm khá xa lạ đối với...
Th9
Lộ trình thăng tiến của nhân viên Digital Marketing
Nếu bạn là người đang tìm hiểu về vị trí Digital Marketing. Muốn ứng tuyển...
Th9
Marketing Mix là gì ? Loại hình tiếp thị phổ biến hiện nay
Là một người làm trong lĩnh vực Marketing thì chắc hẳn khái niệm về Marketing...
Th9